Monday, April 16, 2007

Franklin - Chinh phục lửa thần








Hình ảnh ông bà Franklin

Sau khi vợ của Franklin biết chuyện ông làm thí nghiệm đã rất lo sợ nói với ông: "Chớp là lửa thần, sao ông lại dám lấy ánh sáng của Thượng đế làm ra để làm thí nghiệm? Chẳng lẽ ông đang mang họa đến cho cả nhà sao?"

Franklin biết rằng vợ ông là tín đồ trung thành của Chúa, bà tin vào "Kinh thánh", nếu như ông nói với bà sấm chớp không phải là Thượng đế làm ra mà các lớp mây mang điện âm và điện dương gặp nhau gây nên chắc chắn bà sẽ không bao giờ tin.

Vì vậy Franklin chỉ an ủi bà mấy câu rồi về phòng đọc của mình, bắt đầu vẽ thiết bị chống sét cho mình.


Tối ăn cơm, Franklin nói với con về thiết kế và nguyên lý của nó. Con trai tuy cũng chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất sâu nhưng thí nghiệm chiều nay đã cho cậu ta biết sấm chớp không phải là "Lửa thần" như mọi người vẫn nói mà chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Vì vậy, cậu ta đồng ý với những ý tưởng của cha.


Bà vợ Franklin thấy vậy lo lắng, bà nói:


"Ông ơi, có phải ông muốn làm hại mình và cả nhà à?"


"Không, không, bà nó ơi, làm sao tôi có thể làm thế được?" - Franklin nói như không có chuyện gì xảy ra


"Chẳng phải ông vừa nói là đưa lửa thần về nhà là gì? Ông coi thường Thượng đế, chẳng phải ông đang chọc tức Người đó sao?"


Franklin vui vẻ nói với vợ: "Không bao giờ, bà nó ơi, chẳng phải bà luôn tin tôi? Xin hãy tiếp tục tin vào tôi đi. Tôi không những không gây họa mà còn mang hạnh phúc về cho mọi người đấy".


"Hạnh phúc, ông mạng hạnh phúc về cho mọi người?" - Bà bán tin bán nghi nhìn chồng - "Thôi được, chỉ cần ông đừng xúc phạmđến Tưhợng đế, không gây họa là được".


Franklin gật đầu khẳng định.


Để xóa đi sự nghi ngờ của vợ, ông quyết định làm thí nghiệm thu lôi tại trong nhà, ông đến lò rèn gần nhà đặt làm một thanh sắt đầu nhọn dài 3m, đặt lên đỉnh ống khói. Ông buộc một sợi dây kim loại vào chân thanh sắt. Tất cả những chỗ sợ dây kim loại tiếp xúc với nhà , ông đều cho luồn qua ống thủy tinh.


Ông cho dây kim loại chạy theo cầu thang xuống giữa nhà, cuối cùng nối nó vào một chiếc bơm nước kim loại. Chiếc bơm nước nối xuống đất, như vậy điện nước dẫn từ ống khói xuống đi thẳng xuống đất.


Ông tách đôi đoạn dây kim loại chỗ phía trên cầu thang sát phòng ông ở thành hai dây dẫn xuống. Trên mỗi dây ông mắc một cái chuông nhỏ, treo vào trong 2 chiếc chuông 2 quả cầu nhỏ bằng đồng. Mọi việc tiến triển hết sức thuận lợi. Hai cha con thoắt trên nóc nhà, thoắt xuống cầu thang, cười cười nói nói vui vẻ cứ như nhặt được của quý vậy.


Con gái nhỏ tuy không tham gia vào công việc của cha, nhưng cũng chạy lăng xăng quanh cha và anh. Chỉ có vợ ông là lo lắng theo dõi hai cha con, không biết họ đang làm trò ma thuật gì.


Vào một chiều nọ, Franklin cùng cả nhà đang ngồi quây quần uống trà, bỗng nhiên có cơn giông kéo đến, đất bụi bay mịt mù, trời tối lại, báo hiệu một trận mưa sắp ập tới


Một tia chớp sáng vạch lên bầu trời.


Binh bong! Binh bong! Tiếng chuông lảnh lót vang lên.


Tiếng gì vậy? Tiếng chuông ở đâu đấy?" - Bà Franklin hỏi một cách ngạc nhiên.


Ông Franklin mừng rỡ nói: "Đấy là tác dụng của chớp đấy!"


Chỉ cần trời có chớp là quả cầu nhỏ bằng đồng trên sợi dây liền lắc liên tục sang qua hai bên, như vậy chuông sẽ phát ra âm thanh chói tai.


Vào một đêm khi cả nhà đang ngủ say, bỗng nhiên ngoài nhà có một tiếng sét lớn, nghe như một tiếng nổ làm cả nhà thức dậy. Franklin vội vàng chạy ra phòng ngủ nhìn, ông chỉ nhìn thấy từng tia sáng lóa mát liên tiếp chạy qua giữa hai quả chuông nhỏ.


Đường đia sáng trắng ấy chính là ánh điện


Franklin nói: "Đây chính là sấm chớp đánh xuống đỉnh nhà chúng ta, nó chạy qua đây và đi thẳng xuống đất. Nếu như tôi không lắp thanh kim loại đó, nhà chúng ta đã bị sét đánh hỏng rồi".


"Thật thế à?" - Vợ và con gái của Franklin hết sức ngạc nhiên và hỏi ông vậy.


"Đúng thế" - ông nói và ôm con lên hôn âu yếm.


"Thanh kim loại này có thể gọi là thanh thu lôi được rồi" - đứa con gái thông minh chỉ tay nói vậy.


"Chỉ có điều nó nhỏ như vậy so với ngôi nhà lớn, nên gọi là Kim thu lôi" - ông cười nói với con gái.


"Vâng, vâng!" - Đứa con gái nhỏ vỗ tay đắc chí nói - "Kim thu lôi, kim thu lôi, cha tôi đã phát minh ra kim thu lôi! Nó có thể chinh phục được Lửa thần".

Stephen Hawkin - Vật lộn với bệnh tật


Hawkin giống như mọi đứa trẻ lớn lên trong hạnh phúc, nhưng một điều bất hạnh đã đến với ông.



Vào một ngày cả nhà Hawkin đi trượt băng, thời tiết mùa đông giá lạnh, hồ nước băng đóng dày, mọi người trượt đuổi trên băng vui vẻ. Bỗng nhiên Hawkin bị ngã, ông nằm co quắp trên băng, ông gắng sức nhưng không đứng dậy được, lúc lâu sau phải có sự giúp đỡ của cha mẹ ông mới cố đứng dậy được.



Mẹ hỏi ông xảy ra chuyện gì, ông nói chân tay tự nhiên không làm chủ được. Nghe vậy mẹ rất lo liền đưa ông tới bệnh viện.


Sau 2 tuần theo dõi, bác sĩ phát hiện Hawkin mắc một chứng bệnh rất kỳ lạ. Người mắc bệnh này sẽ dần mất đi khả năng vận động, cuối cùng thì ngay việc hô hấp cũng không thực hiện được, loại bệnh này vô phương cứu chữa, thường thì chỉ kéo dài được hai, ba năm.


Cả nhà lo sợ, Hawkin tỏ ra thất vọng, ông trở nên ít cười ít nói, ông không còn hứng thú với mọi công việc nữa. Cha đã chạy khắp nơi tìm thầy tìm thuốc hay, em trai và em gái lúc nào cũng ở bên ông. Thời gian trôi đi, cuộc sống cũng lặng lẽ trôi theo, Hawkin nhìn lên bầu trời đen lác đác vài ngôi sao chớp chớp những ánh mắt buồn. Hawkin nghĩ: "Mình còn rất nhiều việc chưa làm, không thể tồi tệ hơn được nữa". Bỗng nhiên ông cảm thấy nhẹ nhõm và như bừng tỉnh lại.


Những tháng năm sau đó, Hawkin đã dũng cảm đối mặt với bệnh tật, kiên trì học tập và nghiên cứu. Không phải là như bác sĩ nói, ông chỉ có thể sống được hai hay ba năm mà vẫn tiếp tục sống một cách ngoan cường.


Có một lần Hawkin ngẫu nhiên bị cảm lạnh, bắt đầu ho, bác sĩ chẩn đoán phổi ông bị nhiễm bệnh nặng. Bác sĩ cho ông thở ô xy và nói với vợ ông: tình hình rất khó khăn, không có khả năng cứu được, vợ ông lặng lẽ khóc. Để cứu sống Hawkin bà đã gọi điện thoại cho bác sĩ của Hawkin ở Anh, bác sĩ cho rằng có thể vẫn còn một cách giải phẫu cắt khí quản cứu sống được Hawkin.


Như vậy, Hawkin làm phẫu thuật luôn cắt khí quản, ông lại một lần nữa lập kỳ tích thoát khỏi tử thần, nhưng ông không còn nói được nữa.


Để giúp Hawkin có thể giao tiếp được với mọi người, gia đình và bạn bè của ông nghĩ ra rất nhiều biện pháp: Có người đưa cho ông phần mềm vi tính, để ông dùng máy tính thay lời nói của mình. Về sau lại có người lắp cho Hawkin một thiết bị, nó biến lời nói trên màn hình máy tình của Hawkin thành âm thanh, Hawkin vô cùng vui sướng, ông không chỉ nói chuyện được với người khác mà còn có thể viết sách qua máy vi tính. Cho dù một phút chỉ viết được 15 chữ thì Hawkin vẫn kiên trì hoàn thành công việc của mình.


Về sau sức khỏe của Hawkin ngày càng tồi tệ, nhưng chỉ cần bản thân còn vận động được là ông không cần sự giúp đỡ của người khác. Có lần bạn ông nhìn thấy ông đi lên tầng hai, cảm thấy kinh ngạc. Ông không tự đi được nhưng lại ở tầng hai, ông đã bám vào tay vịn cầu thang, dùng sức của cánh tay đẩy mình lên từng bậc từng bậc một, phải mất rất nhiều thời gian ông mới lên được tầng hai.


Mọi người không thể tưởng tượng được khó khăn của Hawkin trong khi cuộc sống lớn chừng nào, càng không thể tưởng tượng được ông phải có nghị lực, dũng khí lớn đến chừng nào để khắc phục những khó khăn ấy. Lúc nào ông cũng cần phải có người ở bên cạnh giúp ông, giúp ông dậy, ăn cơm, khi đọc sách cũng cần người lật trang.


Khó khăn như vậy nhưng Hawkin không từ chối cuộc sống, ông vẫn nghĩ phải tiếp tục những công việc mình yêu thích, hoàn thành công việc nghiên cứu của mình cho đến khi phải từ giã cõi đời

Marie Curie - Nữ bác học lừng danh nhất thế giới

Marie Curie (1867 - 1934) là một trong các nhà bác học tiền phong nghiên cứu về chất phóng xạ. Các thành tích của bà rất lớn lao, đã ảnh hưởng tới các nhà vật lý nguyên tử sau này và đã được xác nhận bằng hai Giải Thưởng Nobel lừng danh. Việc khám phá ra neutron của Sir James Chadwick và tính phóng xạ nhân tạo của Irène và Fréderic Jolio Curie đều bắt nguồn từ các công trình khảo cứu của bà Curie.


1. Thuở thiếu thời.







Tinh thể thạch anh

Ngày 7 tháng 11 năm 1867 tại Cracovie, một thị trấn nhỏ gần thủ đô Varsovie nước Ba Lan, vợ chồng giáo sư khoa học Wladislaw Sklodowski đã cho chào đời cô gái út đặt tên là Marya Sklodowski. Từ khi có mặt cô bé này, gia đình Sklodowski đã không gặp may mắn và bà mẹ lại mắc chứng bệnh nan y: bệnh ho lao, vì vậy, tuy yêu thương các con, bà Sklowdowski không bao giờ dám ôm hôn chúng. Do thiếu tình thương của mẹ, cô bé Marya thường quấn quít bên người chị cả là Zosia để nghe các câu chuyện cổ tích. Ngoài ra, Marya còn ưa thích đứng ngắm cái tủ đựng các dụng cụ khoa học của cha cô trong đó có bày nhiều thứ: nào các ống nghiệm, phong vũ biểu, cân tiểu li, những cục đá địa chất…






Cuộc sống gia đình của Marya đã ít vui vẻ, tình hình quốc gia cũng chẳng sáng sủa hơn. Vào khoảng năm 1872, khi Marya lên 5 tuổi, nước Ba Lan của cô bị sâu xé bởi ba đế quốc: Nga, Đức và Áo. Miền quê hương của cô thuộc khu vực ảnh hưởng của Sa Hoàng. Sau cuộc cách mạng nhân dân thất bại năm 1831, vua Nicolas nước Ba Lan, dưới sự giật dây của nước Nga, đã thẳng tay đàn áp các phần tử cách mạng ái quốc: cầm tù, đầy ải, tịch biên gia sản… Ngoài ra, chính quyền còn cố tình áp dụng một đường lối giáo dục rất vô nhân đạo: Chính sách ngu dân. Thời bấy giờ, khoa học và triết học bắt đầu phát triển rất mạnh tại châu Âu, vậy mà các tư tưởng của Auguste Comte, Darwin, những phát minh của Pasteur, Faraday… không thể lọt nổi vào nước Ba Lan.


Trong hoàn cảnh đó, cô bé Marya đã cắp sách đi học. Mới trông bề ngoài, cô bé không có vẻ gì là thông minh, xuất chúng mà trái lại, với khuôn mặt hơi dài, với đôi mắt nâu mơ màng, cô bé còn tỏ lộ vẻ hơi đần. Tuy nhiên cô bé Marya nổi tiếng học giỏi từ thuở nhỏ. Luôn luôn kém các bạn từ 2 tới 3 tuổi mà với môn học nào cô cũng đứng đầu lớp: Từ các môn học chính như toán học, lịch sử, văn chương đến những môn phụ như tiếng Pháp, tiếng Đức và cả Thánh Kinh nữa.


Năm Marya lên 10 tuổi, người chị thân yêu và cũng là người bạn tâm sự của cô, chị Zosia, đã bị thiệt mạng vì mắc phải một bệnh truyền nhiễm do các bạn cùng lớp mang tới: bệnh chấy rận. Rồi ít lâu sau, bà mẹ sau nhiều năm bị vi trùng lao phổi tàn phá, đã từ giã cõi đời, để lại cho người chồng gánh nặng nuôi dạy 4 đứa con thơ: một trai Joseph và 3 gái Hela, Bronia và Marya, tất cả trong tuổi đi học.


Năm 1883, Marya với tuổi 16, đã học xong ban trung học và tốt nghiệp ra với lời khen thưởng của hội đồng giám khảo. Lúc đó anh Joseph đang theo học tại trường Đại học Y khoa, chị Bronia cũng học xong ban trung học và muốn trở thành bác sĩ nhưng vào thời đó, trường Y khoa không nhận vô các nữ sinh viên, vì vậy chị phải xin đi dạy học.







Tính áp điện

Năm 1884, chị Bronia sang Pháp theo học tại Đại học Paris. Sở dĩ chị Bronia chọn nước Pháp một phần vì Đại học Sorbonne là một trường có nhiều vị giáo sư danh tiếng mà phần lớn cũng vì nước Pháp là một nước Tự Do, điều mong ước của tất cả sinh viên thế giới thời bấy giờ cũng như đối với mọi thời đại. Ở Pháp, mọi ý kiến dị biệt đều được tiếp nhận, đây quả là điều kiện tất yếu của mọi công việc tiến bộ về Khoa Học và Nghệ Thuật. Trong khi chị Bronia theo hoc để trở thành bác sĩ thú y tại Paris thì ở Ba Lan, Marya xin được một chân giáo sư tại một vùng quê hẻo lánh.




cThời kỳ du học.


Nghề gõ đầu trẻ không phải là nghề mà Marya ưa thích. Sau 6 năm trời kéo dài cuộc sống khô khan ấy, đến năm 1891, Marya quyết định viết thư cho chị Bronia, xin chị giúp đỡ nàng sang Pháp du học. Vào ngày lên đường, Marya đã ngập ngừng nói với cha: "Cha ơi, con sẽ không đi lâu, chừng hai hay ba năm học xong, con sẽ trở về sống bên cha mãi mãi". Nhưng Marya đã không giữ được lời hứa chân thành này. Một nhà bác học, một người chồng, một người bạn tri kỷ đã giữ nàng lại đất Pháp, người đó là Pierre Curie.


Khi sống tại Pháp, muốn cho tên mình dễ đọc, Marya đã "phiên âm" tên nàng sang tiếng Pháp thành Marie: Marie Sklodowski. Marie không theo hoc Y khoa, Nha khoa hay Dược khoa là những môn học ưa thích của phụ nữ thời đó. Không hiểu nghĩ sao, nàng lại chọn môn Khoa Học thuần túy. Trong buổi ban đầu gặp khó khăn về ngôn ngữ, Marie đã được sự hướng dẫn của một giáo sư trẻ tuổi, có tài: Giáo Sư Paul Appell. Ngoài ra, nàng còn được học hỏi với các Giáo Sư Gabriel Lippmann và Edmond Bouty. Nàng cũng gặp gỡ các nhà vật lý lừng danh thời bấy giờ như Jean Perrin, Charles Maurain và Aimé Cotton…


Cuộc sống của một du học sinh thật là vất vả, với một nỗi khó khăn đã ngăn trở sự học, đó là vấn đề tiền bạc: tiền ăn, tiền học, tiền mua sắm, tiền xe buýt ngày hai buổi đi học. Mùa đông tại Paris, trời lạnh như cắt da nhưng nàng Marie can đảm này đã dấn thân vào việc học và Trời đã không phụ công của người có chí: sau ba năm học tập, nàng đã đỗ đầu trong kỳ thi ra trường và được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học năm 1893 và năm sau, đậu thứ nhì trong kỳ thi lấy văn bằng Cử Nhân Toán. Học xong, nàng Marie đã định quay về nước nhưng do sự hiểu biết hoàn toàn thuộc về phạm vi lý thuyết, nàng muốn phục vụ Tổ Quốc không phải chỉ với chức vụ Giáo Sư mà bằng tài năng của một kỹ sư, nàng Marie muốn giúp đỡ đồng bào bằng những công trình thực tế hơn.


Năm 1893, do sự giới thiệu của bà Dydynska cũng là người Ba Lan, nàng Marie xin được học bổng Alexandrowitch để học về ngành luyện sắt và thép. Nàng được giới thiệụ với một vị Giáo Sư trẻ tuổi, đang khảo cứu về hiện tượng từ tính của các chất gang thép: Giáo Sư Pierre Curie. Pierre Curie sinh ngày 19/4/1859 tại Paris, là con thứ hai của Bác Sĩ Eugène Curie. Năm 16 tuổi, Pierre đã đậu bằng trung học và năm 18 tuổi lại đậu Cử Nhân Khoa Học, rồi được chấp nhận làm Giảng Nghiệm Viên tại Trường Đại Học Paris vào năm 1878. Khi tốt nghiệp đại học ra, ông Pierre Curie đã cùng với người anh là Jacques vùi đầu vào các công cuộc thí nghiệm: Họ nghiên cứu tính áp điện (piezoelectricity) của các tinh thể, đặc biệt là của tinh thể thạch anh (quartz).


Năm 1883, anh Jacques được bổ nhiệm làm Giáo Sư tại trường Đại Học Montpellier và Pierre làm giảng nghiệm trưởng của Trường Lý Hóa (Ecole de Physique et de Chimie). Năm 1895, Pierre Curie đậu bằng Tiến Sĩ Khoa Học rồi vào mùa xuân năm 1894, trong thời gian nghiên cứu về hiện tượng điện từ của các chất gang thép, Pierre Curie đã gặp Marie Sklodowski đến học hỏi thêm kinh nghiệm. Khi mới gặp nàng Cử Nhân Khoa Học và Toán Học của trường Đại Học Sorbonne, Pierre đã thấy có cảm tình và kính trọng người thiếu nữ tài ba này. Lúc đó Pierre đã 35 tuổi, chàng vẫn sống độc thân vì còn mải mê nghiên cứu. Sau vài lần gặp mặt và thảo luận với Marie về Khoa Học, chàng thấy ngay ở nàng hình bóng của người vợ lý tưởng. Đối với Marie, sau khi mối tình đầu tại Ba Lan tan vỡ, nàng muốn xóa bỏ chuyện yêu thương. Nàng thấy Pierre rất xứng đáng nhưng vì còn nhớ đến cha già, đến lời thề sẽ học thật nhanh để quay về sống bên cha và phục vụ cho Tổ Quốc Ba Lan, nàng rời Paris. Khi tiễn nàng Marie về nước, Pierre đã nói như van xin: "Cô là người có tài. Cô nên trở lại nước Pháp để nghiên cứu Khoa Học.Cô không có quyền bỏ rơi Khoa Học".


Marie Sklodowski là kỹ sư đầu tiên của nước Ba Lan nhưng vào thời bấy giờ, người ta không tin tưởng lắm vào tài năng của phụ nữ nên nàng đã không được trọng dụng. Quá chán nản, ở quê nhà chưa đầy một năm, Marie quyết định trở lại nước Pháp, nàng đã không thể bỏ rơi Khoa Học, xa cách Pierre. 10 tháng sau, Marie nhận lời thành hôn với Pierre. Hôn lễ cử hành rất đơn giản vào ngày 25/7/1895: ngoài những người thân trong gia đình như Bác Sĩ Eugène là thân phụ của Pierre, Giáo Sư Sklodowski là thân phụ của Marie, vợ chồng chị Bronia, anh Jacques, họ chỉ mời vài người bạn thân thiết. Tại gia đình mới này, chỉ có Pierre kiếm ra tiền mà số tiền kiếm ra cũng không nhiều, còn Marie vẫn chưa xin được việc làm, Marie chỉ là một sinh viên học giỏi, một nhà khoa học tài ba. Sau hai văn bằng Cử Nhân, nàng Marie lại đậu thêm văn bằng Thạc Sĩ Khoa Học rồi tiếp tục nghiên cứu về hiện tượng từ tính của các chất gang thép. Vào tháng 7 năm 1897, Marie sinh hạ được cô gái đầu lòng, đặt tên là Irène. Từ nay, gia đình Curie lại có thêm nhu cầu mới. May thay, Pierre đã xin được cho vợ vào làm phụ tá trong phòng thí nghiệm Vật Lý của mình và cũng từ nay, bắt đầu sự nghiệp của nhà nữ bác học số một trên Thế Giới

Khảo Cứu Khoa Học.


Nhân được đọc các bài khảo cứu của nhà vật lý Henri Becquerel và sau khi đã hỏi ý kiến của chồng, Marie Curie quyết tâm thám hiểm vào khu rừng vật lý hãy còn âm u, ít ai biết tới. Thời bấy giờ, người ta chỉ thấy được những chất lạ có đặc tính là phát ra tia sáng song chưa ai biết được là có bao nhiêu chất như vậy và các chất này cùng các tia của chúng khác nhau như thế nào. Các nhà vật lý đặt tên chung cho các chất kể trên là "chất phóng xạ". Sau khi Roentgen tìm ra quang tuyến X, nhà bác học Henri Becquerel đã nghĩ rằng tia phóng xạ có cùng nguồn gốc với quang tuyến X. Rồi Henri Becquerel dựa vào ý tưởng trên và làm nhiều thí nghiệm với các tia phóng xạ của chất Urane giống như các thí nghiệm đối với quang tuyến X và đã nhận thấy rằng hai tia đó có cùng tính chất. Becquerel tự hỏi tại sao có sự phóng xạ và các chất phóng xạ lấy năng lượng từ đâu, dù rằng năng lượng rất nhỏ, để phân tích mà phát ra tia sáng. Công cuộc khảo cứu của Becquerel mới chỉ là bước đầu. Sự hiểu biết về các định luật phóng xạ phải đợi hai thiên tài Pierre và Marie Curie mới phát kiến ra được.


Mới nghiên cứu trong ít lâu, bà Marie Curie đã nhận thấy rằng không phải cả cục Urane có tính phóng xạ mà cục đá đó chỉ chứa một phần rất nhỏ chất phóng xạ mà thôi. Tuy hiểu rằng tỉ lệ chất phóng xạ trong Urane ít, nhưng bà Curie không biết rõ nó là bao nhiêu. Bà cho rằng tỉ lệ đó vào khoảng một phần ngàn. Thật ra về sau, khi người ta được biết chính xác thì tỉ lệ đó còn nhỏ hơn thế nhiều: một phần triệu. Nhưng công lao của ông bà Curie chính là làm cho giới Khoa Học biết rằng có rất nhiều chất phóng xạ khác nhau, dù rằng nhiều chất chỉ là biến thể của nhau và có những chất không phóng xạ như chì, vàng… cũng là biến thể của các chất phóng xạ. Y kiến này rất quan trọng vì nhờ đó mà người ta tìm ra được cách phá nhân của nguyên tử và chế tạo ra bom nguyên tử sau này.


Khởi đầu, bà Curie tìm ra hai chất phóng xạ khác nhau, chất đầu tiên vào mùa hè năm 1891 và được bà đặt tên là "Polonium" để tưởng nhớ nước Ba Lan thân yêu của bà, chất thứ hai được gọi bằng tên "Radium", khám phá ra vài tháng sau đó. Nhưng các công trình của ông bà Curie chưa được giới Khoa Học chấp nhận ngay. Nhiều kẻ hoài nghi không công nhận có hai chất Polonium và Radium. Họ viện lý rằng mỗi chất đều phải có các lý tính và hóa tính. Vậy thì nguyên tử khối và phân tử khối của Radium là bao nhiêu? Radium có ái lực với những chất nào? Muối của nó là gì? Nó màu gì ? Độ chẩy là bao nhiêu? Nhiều câu hỏi đã làm bù đầu hai nhà bác học trẻ tuổi. Muốn trả lời các nhà hóa học đa nghi, Pierre và Marie Curie phải tìm ra Radium nguyên chất.


Nguyên liệu có chứa Radium là chất pechblend.


Pechblend là một chất dùng trong kỹ nghệ làm thủy tinh. Chất này rất đắt tiền mà lượng Radium ở trong lại không nhiều. Với số tiền lương eo hẹp, hai nhà bác học làm sao có thể tiếp tục công cuộc nghiên cứu? May thay, có một kỹ nghệ gia thủy tinh người Bỉ nghe danh ông bà Curie, đã bằng lòng chở sang Pháp cho hai nhà bác học hàng xe vận tải vụn pechblend mà nhà máy không dùng tới. Lại thêm một điều may mắn nữa: ông Pierre xin được một căn nhà cũ của Trường Đại Học Khoa Học, hai ông bà Curie liền chứa pechblend và đặt luôn tại đây phòng thí nghiệm.


Trong 4 năm trời từ 1898 tới 1902, sau khi gạn lọc 8 tấn pechblend, hai nhà bác học đã tìm ra được 1 gam Radium nguyên chất. Đây là gam Radium đầu tiên của thế giới và trị giá của nó lên tới 750 ngàn quan tiền vàng. Radium quả là một chất kim đắt giá nhất. Từ nay chất Radium đã chính thức được ông bà Curie "khai sinh", phân tử khối của nó là 225.


Năm 1898, Trường Đại Học Sorbonne đang thiếu một chân Giáo Sư Vật Lý. Pierre nộp đơn xin vì muốn kiếm ra một số lương cao hơn. Nhưng vì ông không hề học qua một trường cao đẳng sư phạm hay Trường Bách Khoa nào nên ông đã bị từ chối. Năm 1900, ông Pierre Curie xin được một chân Giáo Sư tại Trường Bách Khoa với lương 2,500 quan một năm. Với số lương này, gia đình Curie vẫn chưa đủ tiêu dùng. Trong khi đó, Trường Đại Học Genève, Thụy Sĩ, bỗng nhiên gửi thư mời ông Pierre sang nhận chức Giáo Sư Vật Lý với lương hàng năm 10,000 quan, lại được thêm hai người phụ tá cùng một phòng khảo cứu đầy đủ dụng cụ. Thật là một may mắn không ngờ. Nhưng tiếc thay, Genève lại ở quá xa, công ty thủy tinh Bỉ không chịu chở pechblend sang đó. Giữa khoa học và tiền bạc, ông Pierre đã chọn Khoa Học và đành viết thư cảm ơn ông Khoa Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Genève.


It lâu sau, ông Pierre Curie được vị Phó Khoa Trưởng Trường Đại Học Sorbonne mời giảng dạy môn Vật Lý cho chứng chỉ Lý Hóa Nhiên (S.P.C.N.) và bà Curie được nhận làm Giáo Sư Trường Cao Đẳng Sư Phạm (Ecole Normale Superieure) dành cho nữ sinh viên tại Sèvres. Ngân quỹ gia đình đã khả quan, từ nay hai ông bà Curie có thể yên tâm phụng sự cho Khoa Học.


Năm 1902, kết quả của công trình khám phá ra chất Radium được công bố. Giáo Sư Mascart do mến tài ông Curie nên đã cố khuyên ông nộp đơn xin vào Hàn Lâm Viện Khoa Học nhưng đến ngày bỏ phiếu, các ông Hàn đã nhận ứng viên đối lập là Amagat. Vào lúc này, Giáo Sư Paul Appell đã được cử làm Khoa Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Paris. Muốn an ủi Pierre, Appell xin ông Tổng Trưởng Giáo Dục Pháp ban huy chương danh dự cho nhà bác học và trước khi trao huy chương, Appell đã năn nỉ bà Curie khuyên chồng nên chấp nhận huy chương đó. Nhưng ông Pierre đã từ chối vì ông chỉ cần một phòng thí nghiệm, không cần tới một huy chương đeo ngực. Trong suốt cuộc đời, ông Pierre Curie luôn luôn mong mỏi sẽ lập ra được một cơ sở khảo cứu mà tất cả những ai muốn tìm tòi về chất phóng xạ đều được tự do xử dụng.


Sau khi chất Radium được khám phá, danh tiếng ông bà Curie đã vượt ra khỏi nước Pháp. Từ năm 1900, các viện đại học, các trung tâm khảo cứu tại các nước Anh, Đức, Đan Mạch, Hoa Kỳ… đều gửi thư đến hỏi ông bà Curie về chất Radium. Các nhà vật lý đua nhau tìm hiểu về tính phóng xạ như Boltzmann, Crookes, Paulsen, Ramsay… họ đã tìm thêm được nhiều chất mới như Mesothorium, Ionium, Protactinium, chì phóng xạ, khí Helium phóng xạ…







Bà Curie và 2 con gái


Năm 1903, bà Curie được Đại Học Sorbonne trao văn bằng Tiến Sĩ Khoa Học, hạng tối ưu với lời khen ngợi của Hội Đồng Giám Khảo về luận án "Khảo cứu về các chất phóng xạ" và cũng vào năm này, Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh gửi thư mời hai nhà bác học Curie sang diễn thuyết bên nước Anh. Sau đó không lâu, nước Thụy Điển đã biểu quyết chia Giải Thưởng Nobel 1903 về Vật Lý, một nửa dành cho ông Henri Becquerel, một nửa tặng ông bà Curie vì công trình khám phá ra chất phóng xạ. Ông bà Curie được lãnh 10,000 quan tiền vàng. Nhưng khi vừa được tin mừng về Giải Thưởng Nobel, hai nhà bác học lại gặp phải nhiều chuyện bực mình: Những kẻ hiếu kỳ, các phóng viên nhà báo đã bao quanh nhà, làm ồn ào, gây bận rộn cho hai nhà bác học. Ông bà Curie vốn ưa thích sự yên tĩnh để làm việc, nên đã không khỏi khó chịu khi các kẻ hiếu kỳ muốn coi ông bà như những minh tinh màn bạc. Bà Curie đã phải nói: "Về Khoa Học, chúng ta chỉ nên để ý đến sự vật mà đừng nghĩ tới nhân vật".


Sau khi các nước ngoài nhận rõ chân tài, ông Pierre Curie mới được nước Pháp biết đến. Năm 1904, ông được Viện Trưởng Đại Học Sorbonne bổ nhiện làm Gáo Sư Vật Lý thực thụ. Trước khi nhận lời, ông đưa ra yêu cầu lập nên một phòng thí nghiệm. Lần này, Bộ Giáo Dục Pháp không còn làm những chuyện viển vông như gắn huy chương cho nhà bác học nữa, mà bằng lòng xây dựng một trung tâm nghiên cứu, chấp nhận cho nhà nữ bác học Curie làm trưởng phòng Vật Lý, dưới quyền chồng và lại cho thêm hai nhân viên phụ tá. Cũng vào năm 1904, hai nhà bác học có thêm một tin mừng khác: Bà Curie vừa sinh hạ cô gái thứ hai và cũng là cô gái út: Eve Curie. Năm 1905, ông Pierre Curie được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp (Academy of Sciences).


Nhưng vinh quang không đến với nhà bác học được lâu. Ngày 19 tháng 4 năm 1904, sau khi rời nhà xuất bản Gauthier-Villars để về nhà, không rõ ông Pierre Curie bận tâm suy nghĩ điều gì trong lúc băng qua đường, ông đã bị xe ngựa cán phải, vỡ óc chết ngay trên đường Dauphine tại Paris. Ông Pierre Curie đã là một nhà vật lý học xuất sắc, một trong các vị sáng lập ra nền Vật Lý Mới. Để ghi nhớ nhà bác học Pierre Curie, ngày 13 tháng 5 năm 1906, Trường Đại Học Sorbonne đặc cách mời bà Curie thay chồng trong chức vụ Giảng Sư. Bà Marie Curie là nữ Giáo Sư đầu tiên của Trường Đại Học Sorbonne, Paris.


Bà Marie Curie trở nên Giáo Sư thực thụ của Trường Đại Học Sorbonne vào năm 1908. Cũng vào năm này, bà cho xuất bản cuốn sách nhan đề là "Các Công Trình của Pierre Curie". Năm 1910, tác phẩm "Khảo cứu về tính phóng xạ" (Traité de Radioactivité) dày 960 trang của bà Marie Curie đã là công trình chứa đựng những kiến thức khoa học mới mẻ nhất của thời kỳ đó về ngành học phóng xạ.

Giải Thưởng Nobel lần thứ hai.


Danh tiếng của bà Marie Curie vang lừng. Rất nhiều trường Đại Học ở ngoại quốc gửi tặng Bà các văn bằng Tiến Sĩ Danh Dự.


Năm 1910, nước Pháp dự định tặng bà huy chương Hiệp Sĩ nhưng bà Curie đã từ chối vì nghĩ tới thái độ của ông Curie khi trước. Vài tháng sau, nhiều người bạn đã khuyên bà ra tranh cử vào Hàn Lâm Viện Khoa Học. Cổ động cho bà có nhà đại bác học Henri Poincaré, Bác Sĩ Roux, Giáo Sư Emile Picard, các Giáo Sư Lippmann, Bouty và Darboux… nhưng tới kỳ bầu cử, vật lý gia Edouard Branly thắng phiếu. Phải chăng các ông Hàn vẫn còn mặc cảm đối với phụ nữ nên bà Curie không được thu nhận? Lại một lần nữa, nước Thụy Điển sửa chữa những lỗi lầm của nước Pháp: Tháng 12 năm 1911, bà Marie Curie được tặng thêm một giải thưởng Nobel về Hóa Học vì công trình tìm ra chất Radium. Bà Curie là người duy nhất đã lãnh hai lần giải Nobel, hơn hẳn các nhà bác học xưa và nay, kể cả nam lẫn nữ.


Từ năm 1911, các nhà trí thức Ba Lan có ý định thiết lập ở Varsovie một cơ sở khảo cứu về chất phóng xạ và họ định mời bà Marie Curie về nước, điều khiển trung tâm khảo cứu này. Tháng 5 năm 1912, một phái đoàn các giáo sư Ba Lan sang Pháp, tìm gặp bà Curie. Bà Marie Curie vào lúc này bị lôi kéo giữa lòng nhớ cố hương và các kỷ niệm về ông Pierre với ước vọng một Viện Radium khi đó đang được xây dựng tại thành phố Paris. Cuối cùng bà Curie đã gửi thư từ chối. Bà đặt tin tưởng vào tài năng nghiên cứu của hai người Ba Lan đã từng phụ tá cho bà.


Năm 1913, bà Marie Curie sang Ba Lan dự lễ khánh thành cơ sở khảo cứu chất phóng xạ. Bà đã diễn thuyết về Khoa Học bằng tiếng mẹ đẻ trước một thính giả rất đông đảo. Tháng 7 năm 1914, Viện Radium Paris được xây dựng xong tại đường Pierre Curie. Đây là "Lâu Đài của Tương Lai", nơi mà trước kia ông Pierre Curie đã hằng mong ước được sống tại đó để nghiên cứu, tìm tòi, và giờ đây, bà Marie tiếp tục sở nguyện của chồng.


Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ. Khác với nhiều phụ nữ, bà Curie không xung vào các đoàn nữ y tá mà lại nghĩ tới sự thiếu thốn của các nhà thương về phòng chiếu quang tuyến. Bà liền lắp máy lên một chiếc xe hơi rồi cùng với người con gái Irène, dùng xe quang tuyến này, đi chăm sóc các thương binh tại nhiều mặt trận. Vì số thương binh càng ngày càng tăng, bà Marie Curie đã phải lắp thêm 220 phòng quang tuyến ở cả trên xe lẫn dưới đất. Bà lại dùng cả gam Radium duy nhất và vô giá vào việc điều trị các nạn nhân chiến tranh. Ngoài ra, nhu cầu về các chuyên viên quang tuyến khiến bà Curie đề nghị với Chính Phủ Pháp mở gấp một lớp huấn luyện. Chương trình này được thực hiện tại Viện Radium và các giáo sư giảng dạy gồm có bà Curie, cô Irène Curie và cô Marthe Klein.


Năm 1918, Thế Chiến chấm dứt, mang lại hòa bình trên đất Pháp và nền độc lập cho xứ Ba Lan, sau một thế kỷ rưỡi bị đô hộ. Trong nhiều năm trời, bà Curie đã mang hết năng lực và tiền bạc đóng góp vào công cuộc chống ngoại xâm. Bà đã tặng Chính Phủ Pháp số tiền thưởng Nobel. Chiến tranh đã làm cho công cuộc khảo cứu của bà bị gián đoạn và sức khỏe của bà bị suy giảm.


Vào tháng 5 năm 1920, bà Marie Curie tiếp nữ phóng viên William Brown Meloney. Trong câu chuyện, bà Curie cho biết đang cần có một gam Radium để tiếp tục công cuộc khảo cứu mà thứ kim chất đó lại quá đắt tiền. Vừa cảm động, vừa kính phục, bà Meloney khi trở về Hoa Kỳ liền mở một cuộc lạc quyên các phụ nữ Mỹ để mua Radium tặng nhà nữ bác học. Bà Meloney lại khẩn khoản mời bà Curie sang Hoa Kỳ, song bà Curie rất e ngại đám đông, e ngại sự quảng cáo thanh danh, nhưng cuối cùng, bà đành phải nhận lời. Đầu tháng 5 năm 1921, bà Marie Curie cùng hai cô con gái xuống tầu Olympic sang châu Mỹ.


Ngày 20 tháng 5, Tổng Thống Hoa Kỳ Warren G. Harding đã trân trọng biếu bà Marie Curie một gam chất Radium. Tại Philadelphia, bà Curie được trao tặng các bằng cấp danh dự, các quà biếu, 50 gam chất Mesothorium và Huy Chương John Scott của Hội Triết Học Mỹ Quốc. Ngoài ra, bà Curie còn là Tiến Sĩ Danh dự của các Trường Đại Học Pittsburg và Columbia. Bà Curie xuống tầu về nước vào ngày 28 tháng 6 năm đó.


Do sự phát minh ra cách trị liệu bằng chất phóng xạ, đầu năm 1922, Hàn Lâm Viện Y Học Paris đã bầu bà Curie làm hội viên. Tháng 2 năm đó, bà Curie cũng trở thành nhà nữ bác học đầu tiên của Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp. Danh tiếng bà Marie Curie vang lừng. Bà được hân hoan đón tiếp tại A Căn Đình, tại Y, Hòa Lan, Bỉ, Tiệp Khắc… Ngày 15/5/1922, Hội Quốc Liên chỉ định bà Marie Curie làm hội viên của Tổ Chức Giáo Dục Quốc Tế.


Nguyện vọng của bà Marie Curie là được thấy một Viện Radium thành lập tại Varsovie. Dự án xây dựng thành hình vào năm 1925 và bà Curie đã sang Ba Lan để đặt viên đá đầu tiên cho Viện. Khi xây dựng xong, Viện Radium Varsovie lại thiếu Radium để nghiên cứu. Tháng 10 năm 1929, bà Marie Curie lại sang Hoa Kỳ. Tại đây, bà được đón tiếp rất trọng thể chẳng kém gì lần đi trước và nước Hoa Kỳ một lần nữa lại giúp đỡ nhà nữ bác học. Ngày 29/5/1932, Viện Radium Ba Lan được khánh thành đúng theo ý nguyện của nhà nữ bác học lừng danh.


Khi đã ngoài 60 tuổi, bà Marie Curie vẫn còn hăng hái làm việc mỗi ngày 12 giờ. Dưới sự hướng dẫn của bà từ năm 1919 tới năm 1934, 483 tác phẩm khoa học đã được các nhà vật lý và hóa học của Viện Radium phổ biến, và trong số các công trình nghiên cứu khoa học này, riêng bà Curie có 31 tác phẩm.


Từ tháng 12 năm 1933, sức khỏe của bà Curie đã suy giảm. Bà đành phải ăn uống theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và đôi khi, bà trở về miền quê để sống trong bầu không khí an lành. Rồi trong một chuyến đi chơi vào tháng 5 năm 1934, bà Curie bị cảm lạnh. Mặc dù lời khuyên cần tĩnh dưỡng của bác sĩ, bà vẫn làm việc vì luyến tiếc thời giờ khảo cứu trong phòng thí nghiệm. Bà Curie bị cảm lại. Bệnh trạng kéo dài hàng tháng. Người ta nhìn thấy bà nằm liệt giường trong bộ y phục màu trắng với bộ tóc bạc trắng như tuyết, và dưới vầng trán cao rộng, hai mắt bà nhắm lại, hai cánh tay buông xuôi để lộ ra hai bàn tay xương xẩu đã bị các tia phóng xạ ăn loang lổ nhiều chỗ. Bà Marie Curie tắt thở vào ngày 04 tháng 7 năm 1934 tại bệnh viện Sancellemoz, mặc dù các bác sĩ tài danh tận tâm chữa trị. Bà Marie Curie đã chết vì bệnh hoại huyết (leukemia) do chính các tia phóng xạ từ chất Radium phát ra.


Trưa ngày thứ Sáu, 06 tháng 7 năm 1934, tang lễ của nhà nữ bác học đã được cử hành tại nghĩa địa Sceaux. Quan tài của bà được đặt lên quan tài của ông Pierre Curie, đúng theo ý nguyện của bà là được gần chồng lúc sống cũng như lúc chết.


Bà Marie Curie là nhà nữ bác học lừng danh đầu tiên của thế giới khoa học. Bà đã đi tiên phong trong công cuộc khảo cứu chất phóng xạ. Ngoài việc phụng sự Khoa Học, bà Marie Curie còn là một nữ công dân có lòng ái quốc nhiệt thành, không những đối với Quê Hương mà còn với cả Tổ Quốc mà bà nhìn nhận. Bà Marie Curie quả là nhân vật đã thực hiện hoàn toàn câu nói của Đại Văn Hào người Pháp Victor Hugo: "Phụng sự Tổ Quốc mới chỉ là một nửa. Nửa kia là phụng sự Nhân Loại ".

Những phát minh làm biến đổi thế giới hiện đại

Trí tưởng tượng của các nhà nghiên cứu, sáng chế, chuyên gia thiết kế... đã góp phần thay đổi cuộc sống của toàn nhân loại và đang tiếp tục chắp cánh cho những ước mơ hiện tại trở thành sự thật trong tương lai.


Sự khởi đầu của kỷ nguyên hàng không








Máy bay của anh em Wright. (CNN)

Ban đầu, họ bị coi là những kẻ lập dị khi tuyên bố đã xây dựng thành công máy bay có động cơ đầu tiên năm 1903. Báo chí từ chối gửi phóng viên đến kiểm chứng. Nếu ngay cả những bộ óc ưu việt nhất thế giới còn thất bại, ai mà tin hai người thợ sửa xe đạp người Mỹ ấy lại làm được điều đó? Dù bị gán cho biệt danh "kẻ nói phét, hoang tưởng", ước mơ về những chuyến bay vẫn cháy bỏng trong anh em nhà Wright (Wilbur và Orville). Sau khi tung đồng xu chọn người lái, Orville lên máy bay, khởi động và thực hiện chuyến bay được điều khiển bằng động cơ đầu tiên trong lịch sử hàng không vào ngày 17/12/1903.


Tàu Turbinia với động cơ turbin đầu tiên






Tàu Turbinia. (CNN)
Tàu Turbinia. (CNN)

Động cơ chạy bằng hơi nước vào cuối những năm 1800 rất cồng kềnh và hoạt động ồn ào. Kỹ sư người Ailen Charles Parsons đã xây dựng thành công một động cơ tua bin phản ứng và máy phát, có thể chuyển đổi trực tiếp hơi nước thành điện và đủ sức tiếp năng lượng cho toàn bộ hệ thống đèn đường của thành phố Cambridge. Khi công bố, tất cả những gì Parsons nhận được là lời mỉa mai của Bộ hải quân Anh. Tuy nhiên, trong một cuộc trình diễn năm 1897, Turbinia - con tàu đầu tiên được lắp động cơ tua bin - đã luồn lách qua cả một hạm đội hải quân với vận tốc không thể theo kịp: 34 hải lý/giờ, trước sự chứng kiến của nữ hoàng Anh Victoria.


Đồng hồ






Đồng hồ Big Ben. (CNN)
Đồng hồ Big Ben. (CNN)

Thời gian không chờ đợi con người, còn con người rõ ràng đã mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về nó. Trước khi đồng hồ cơ ra đời, thời gian được tính toán dựa trên sự chuyển động của trái đất trong mối quan hệ với mặt trời. Dấu hiệu xuất hiện của đồng hồ cơ đã bắt đầu từ hơn 2.000 năm trước đây ở Trung Hoa và sau đó được gắn với tên tuổi của một số nhà khoa học vĩ đại như Galileo, Hooke và Huygens. Đồng hồ cơ đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và mọi hoạt động trên thế giới đều được đo bằng đồng hồ.


Thận nhân tạo






Hệ thống hỗ trợ thận. (AP)
Hệ thống hỗ trợ thận. (AP)

Cuối những năm 30, khi chứng kiến một thanh niên chết mòn vì bệnh thận, một nhà vật lý người Hà Lan đã quyết tâm xây dựng hệ thống có thể hoạt động thay thế thận. Dù phải sống trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn của Thế chiến thứ nhất và thứ hai, Tiến sỹ Willem Kolff vẫn kiên trì với nghiên cứu của mình. Đến năm 1943, ông cho ra đời một bộ thận nhân tạo, giúp lọc độc tố trong máu. Nó trở thành sản phẩm chuẩn mực trong suốt một thập kỷ trước khi được nâng cấp lên những phiên bản thế hệ mới (như trong bức ảnh trên). Tuy mục đích ban đầu của Kolff chỉ là hỗ trợ hoạt động của thận, hệ thống này được coi là một trong những phát minh lỗi lạc nhất của lịch sử y tế hiện đại.


Vi xử lý đầu tiên






Intel 4004. (Intel)

Người ta cho rằng một cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra vào năm 1971 khi công ty Integrated Electronics, viết tắt là Intel, trình diễn vi xử lý đơn đầu tiên trên thế giới. Kỹ sư Ted Hoff đã đi ngược lại với những quan niệm sản xuất thời đó và Intel 4004 chứa mọi thành phần cần thiết trên một chip đơn. Dù CPU 4 bit của Intel 4004 không thấm vào đâu khi so với những thiết bị tương đương hiện nay, nó là một trong những cải tiến "không thể tin được" của ngành điện toán. Ngoài ra, chiến dịch quảng bá thông minh đã khiến Intel 4004 nổi tiếng trên toàn thế giới và được đưa vào sử dụng chỉ sau vài tháng.


Tủ lạnh






(Tuzzah)
Tủ lạnh hiện là một trong những đồ gia dụng phổ thông nhất. (uzzah)

Nó nằm lặng lẽ, khiêm tốn trong bếp và thường chỉ khoác lớp vỏ màu trắng, đôi khi là bạc hoặc đen. Nhưng nó lại là thiết bị không thể thiếu trong hầu hết các gia đình hiện đại. Nhà vật lý người Mỹ John Corrie năm 1844 đã vạch ra những thiết kế đầu tiên về hệ thống làm đá chườm cho bệnh nhân bị sốt vàng da. Về sau, tủ lạnh trở thành đồ dùng phổ thông, giúp giữ thức ăn tươi lâu hơn, đồ uống mát hơn và hỗ trợ các bệnh viện duy trì thuốc men ở nhiệt độ thấp ổn định.


Kẹp giấy






Một đoạn quảng cáo kẹp giấy Gem. (CNN)

Đơn giản và tiện dụng, sợi dây thép mỏng được uốn tròn này là cách hiệu quả để ghim các tờ giấy lại với nhau. Kẹp giấy xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và loại phổ biến nhất do công ty Gem của Anh sản xuất, nên đôi khi nó còn được gọi là "Gem clip". Một người Na Uy tên là Johan Vaaler đã đăng ký bản quyền cho một phiên bản kẹp giấy vào năm 1899 và 1901. Từ đó, nhiều tài liệu coi ông là người phát minh ra vật dụng này. Điều đó cũng góp phần biến kẹp giấy trở thành biểu tưởng chiến đấu của người Na Uy dưới chế độ hà khắc của Đức quốc xã. Mọi người cài nó ở ve áo để thể hiện tinh thần đoàn kết và thống nhất.

Vũ khí hạt nhân và những nhà vật lý thế kỷ 20: Những nhà vật lý Nhật Bản thời chiến tranh







Họ đã tự học cơ học lượng tử để xây dựng nên lý thuyết lượng tử về điện từ và tiên đoán sự tồn tại của những hạt mới. Họ đã sống một thời gian dài trong sự bất ổn, đất nước bị tàn phá và dạ dày thì trống rỗng. Nhưng, trong trường hợp này, những lúc tồi tệ nhất của các nhà khoa học lại chính là những lúc tuyệt vời nhất của khoa học. Sau chiến tranh, các nhà vật lý Nhật Bản đã mang về quê hương họ ba giải Nobel.

Năm 1903, Hantaro Nagaoka, một trong những nhà vật lý đầu tiên của Nhật Bản đã đề xuất một mô hình nguyên tử với một hạt nhân nhỏ và một vành đai các electron xung quanh. Cái mô hình kiểu "Thổ tinh" này là mô hình nguyên tử đầu tiên có chứa một hạt nhân, được Rutherford tìm ra năm 1911 ở Phòng thí nghiệm Cambridge.

Với những chiến thắng trong các cuộc chiến tranh với Trung Quốc (1895), Nga (1905), và chiến tranh thế giới I, sự phát triển kỹ thuật công nghệ của Nhật đã được coi là một thành công. Những công ty lớn của nó đã thiết lập những phòng thí nghiệm nghiên cứu. Và năm 1917, một viện nghiên cứu vật lý và hoá học mang tên Riken đã được xây dựng ở Tokyo. Ngoài việc cung cấp những công nghệ phục vụ công nghiệp, Riken cũng thực hiện những nghiên cứu khoa học cơ bản.

Năm 1919, một nhà khoa học trẻ ở Riken là Yoshio Nishina được gửi sang Anh và Đức và đã làm việc 6 năm tại viện của Bohr ở Copenhagen. Cùng với Oskar Klein, Nishina đã tính toán xác suất quá trình tương tác của một photon với một electron. Đây là một tương tác cơ bản của lý thuyết lượng tử mới về điện từ, gọi là điện động lực học lượng tử.

Năm 1928, Nishina trở về Nhật và mang theo "tinh thần Copenhagen" - một phong cách dân chủ trong nghiên cứu mà trong đó bất cứ ai cũng có thể nói lên quan điểm của riêng mình, điều này tương phản với tính chất giáo điều trong các trường đại học ở Nhật. Vào thời gian đó, Werner Heisenberg và Paul. A. M. Dirac cũng đã từng sang Nhật để giảng bài.

Ngồi ở tít phía sau hội trường nhưng Shinichiro Tomonaga lại là một trong số rất ít người hiểu được những bài giảng của Heisenberg. Ông đã dành một năm rưỡi để tự học cơ học lượng tử qua bài báo khoa học. Sau những giờ giảng cuối cùng, Tomonaga đã bức xúc mà phàn nàn rằng, Heisenberg và Dirac đã phát minh ra một lý thuyết mới khi họ mới ngoài 20 tuổi, vậy mà những sinh viên Nhật vẫn là những kẻ đờ đẫn, chỉ biết chép lại nguyên si bài giảng.

Những con trai của Samurai

Tomonaga có một người bạn thân là Hideki Yukawa. Cả hai người đều có bố là những học giả học ở nước ngoài. Tomonaga bố là một giáo sư triết học phương Tây còn Yukawa bố là một giáo sư địa chất. Cả hai đều thuộc dòng dõi samurai. Thậm chí trước khi đến trường, Yukawa con đã được học về Khổng giáo từ ông nội của mình. Yukawa đã chọn con đường khoa học khi ông phải đối mặt với những vấn đề của Đạo giáo với quá nhiều điều cần được giải thích. Tomonaga thì bắt đầu say mê nghiên cứu vật lý sau khi được nghe những bài giảng của Albert Einstein ở Kyoto năm 1922.

Năm 1929 hai người nhận bằng cử nhân ở Đại học Kyoto. Thất nghiệp, họ ở lại trường và làm những thư ký không lương. Họ cùng học với nhau về vật lý hiện đại và bắt đầu mày mò với những đề án nghiên cứu độc lập. "Chính sự chán nản đã khiến chúng tôi trở thành những nhà khoa học", Yukawa sau này đã nói đùa như vậy.







Các nhà vật lý ở Riken, ảnh chụp năm 1936 trên núi Phú Sỹ. Tomonaga ngồi ở hàng trước (người thứ ba từ trái sang phải), Nishina cũng ở hàng trước (người thứ ba từ phải sang trái)



Năm 1932, Tomonaga tham gia nhóm của Nishina ở Riken, còn Yukawa dời đến Đại học Osaka. Vào thời gian này, Yukawa đã tập trung suy nghĩ về bản chất của lực tương tác giữa neutron và proton trong hạt nhân. Heisenberg đã từng đề xuất rằng, lực này được truyền bởi sự trao đổi một electron. Ý tưởng này không thành công vì electron có spin (momen xung lượng nội tại) bằng 1/2, vi phạm định luật bảo toàn momen xung lượng. Hơn nữa mô hình của Heisenberg lại dẫn đến tầm tác dụng của lực hạt nhân lớn hơn 200 lần so với thực tế.

Yukawa đã tìm ra rằng, tầm tác dụng của lực tỷ lệ nghịch với khối lượng của hạt truyền lực. Vì vậy, lực hạt nhân, có tầm tác dụng bên trong hạt nhân, sẽ phải được truyền bởi một hạt có khối lượng bằng khoảng 200 khối lượng electron.

Thêm vào đó, hạt này phải có spin bằng không để bảo toàn momen xung lượng.
Công trình đầu tiên này của Yukawa được công bố năm 1935 trên tạp chí của Hội Toán Lý Nhật Bản. Mặc dù được viết bằng tiếng Anh nhưng nó đã bị phớt lờ trong hai năm. Năm 1937, Carl D. Anderson và Seth H. Neddermeyer ở Viện Công nghệ California đã phát hiện trong tia vũ trụ một loại hạt tích điện có khối lượng khoảng 200 lần khối lượng electron nhưng rất tiếc là chúng lại sống lâu hơn 100 lần so với hạt mà Yukawa tiên đoán. Trong khi đó, Tomonaga đang cùng với Nishina nghiên cứu về điện động lực học lượng tử. Năm 1937, ông đến Đại học Leipzig và làm việc hai năm với Heisenberg về lý thuyết lực hạt nhân.






Heisenberg và Tomonaga


Một cuộc chiến không giống bất cứ cuộc chiến nào khác
Năm 1941, Nhật Bản tham gia chiến tranh và Yukawa khi ấy đã là giáo sư ở Kyoto. Năm 1942, Shoichi Sakata và Takeshi Inoue đã đề xuất rằng, hạt mà Anderson và Neddermeyer phát hiện (về sau được gọi là muon) chính là sản phẩm phân rã của hạt mà Yukawa đã tiên đoán (về sau được gọi là pion). Họ đã công bố lý thuyết này trên một tạp chí của Nhật.

Yukawa phải làm việc phục vụ chiến tranh một ngày mỗi tuần, tuy nhiên ông chưa bao giờ nói rằng công việc này là bắt buộc. Tomonaga khi ấy cũng là giáo sư ở Đại học Tokyo Bunrika và cũng tham gia phục vụ chiến tranh. Cùng với Masao Kotani ở Đại học Tokyo, ông đã phát triển một lý thuyết về các magnetron - đó là các thiết bị phát sóng điện từ dùng trong hệ thống rađa của hải quân. Dựa trên một lý thuyết về sóng mà Heisenberg đã gửi cho mình, Tomonaga đã thiết kế được những hệ thống dẫn đường bằng rađa.

Cũng vào thời gian đó, Tomonaga bắt đầu nghiên cứu về vấn đề năng lượng tự tương tác. Cuối cùng, ông đã phát triển một phương pháp mô tả đặc tính của một vài hạt lượng tử tương tác, chẳng hạn như các electron chuyển động với vận tốc gần bằng ánh sáng. Bằng việc tổng quát hoá một ý tưởng của Dirac, ông đã gắn cho mỗi hạt không chỉ các tọa độ không gian mà còn cả các tọa độ thời gian của chúng. Công trình này được xuất bản trên tạp chí khoa học của Riken và đã trở thành một nền tảng quan trọng của điện động lực học lượng tử.

Thời ấy, hầu hết các sinh viên đều bị vận động phục vụ chiến tranh, nhưng những nhà vật lý trẻ ở Tokyo vẫn tiếp tục những nghiên cứu của họ bất cứ khi nào có thể. Các giáo sư, trong đó có cả Tomonaga đã tổ chức những khoá học đặc biệt cho họ vào các ngày chủ nhật. Năm 1944, một số sinh viên được giải phóng khỏi quân đội để trở về trường đại học. Nhưng ngay cả khi trở về trường đại học thì mọi thứ vẫn còn rất khó khăn. Nhà cửa của một số sinh viên bị thiêu huỷ, một số khác thì lại bị bắt đi quân dịch. Tomonaga khi đó rất yếu, ông vẫn thường phải nằm trên giường bệnh để hướng dẫn các học trò của mình.

Nishina đã nhận được chỉ thị của quân đội về nghiên cứu khả năng chế tạo bom nguyên tử. Năm 1943, ông kết luận rằng, bom nguyên tử là khả thi nếu có đủ thời gian và tiền. Ông đã nhận một nhà vật lý tia vũ trụ trẻ tuổi tên là Masa Takeuchi để xây dựng một thiết bị phân tách các đồng vị urani phục vụ chế tạo bom. Rõ ràng là Nishina đã nghĩ rằng kế hoạch này sẽ nuôi sống nghiên cứu vật lý cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Ở bên kia Thái Bình Dương, Chương trình Manhattan đang sử dụng tới hơn 150.000 con người và 2 tỷ đô la. Trái lại, khi các sinh viên Nhật nhận ra rằng họ cần đường để điều chế urani hexaflouride (mà từ đó họ có thể tách ra được urani) thì có nghĩa là họ phải trực tiếp đem khẩu phần ăn ốm đói của mình ra phục vụ nghiên cứu. Khi chiến tranh kết thúc, kết quả chương trình chế tạo bom nguyên tử của người Nhật chỉ là một mẩu kim loại urani chưa làm giàu và không lớn hơn cái tem thư.

Tháng 8 năm 1945, hai quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống Nhật Bản. Luis W. Alvarez thuộc Đại học California đã sử dung các thiết bị để đo cường độ của vụ nổ ở Nagasaki. Sau đó ông cùng hai đồng nghiệp Philip Morrison và Robert Serber đã viết một bức thư (gồm hai bản sao) gửi cho Riokichi Sagane, con trai của Nagaoka và là nhà vật lý thuộc nhóm của Tomonaga. Là một nhà thực nghiệm, Sagane đã dành hai năm ở Berkely để nghiên cứu về các máy gia tốc cyclotron. Vì có mối quan hệ nên ba nhà khoa học Mỹ đã gửi cho ông những thông tin về quả bom. Mặc dù bức thư đã bị quân đội Mỹ thu giữ nhưng sau chiến tranh Sagane cũng đã được đọc nó. Sau 1945, người Mỹ tiếp tục chiếm đóng Nhật Bản trong bảy năm. Tướng Mỹ khi ấy là Douglas MacArthur đã cho xây dựng lại, tự do hoá và mở rộng hệ thống trường đại học. Tuy nhiên, những nghiên cứu thực nghiệm về hạt nhân và các lĩnh vực liên quan về cơ bản là bị cấm. Tất cả các máy cyclotron ở Nhật đều bị ném xuống biển, người Mỹ đã sợ rằng chúng có thể được người Nhật sử dụng để nghiên cứu bom nguyên tử.

Nền kinh tế khi ấy rõ ràng là không cho phép những nghiên cứu thực nghiệm tốn kém. Tomonaga sống cùng gia đình trong một phòng thí nghiệm mà một nửa của nó đã bị bom đạn tàn phá. Yoichiro Nambu khi ấy là một nhân viên nghiên cứu của Đại học Tokyo và đã phải sống ba năm trong phòng thí nghiệm, ngủ trên một cái đệm rơm trải lên bàn làm việc. Nambu thậm chí đã phải mặc quân phục cả ngày vì không có bộ quần áo nào khác.







Albert Einstein, Hidekei Yukawa và John A. Wheeler ở Princeton năm 1954


Một nền hòa bình nghèo đói

Kiếm cái ăn là mối quan tâm đầu tiên của tất cả mọi người. Nambu thỉnh thoảng cũng tìm được những con cá mòi ở chợ cá Tokyo, cái thứ cá ấy bị ôi thiu rất nhanh vì ông không có tủ lạnh. Vào những ngày cuối tuần, ông vẫn phải lặn lội ra vùng nông thôn để tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể ăn được từ những người nông dân.

Nhưng các nhà vật lý Nhật vẫn tiếp tục nghiên cứu. Họ dạy cho nhau bất cứ thứ gì họ biết về vật lý và vẫn thường xuyên đến thư viện để ngấu nghiến bất cứ bài báo khoa học nào mới có. Đã có những nhà vật lý trẻ trưởng thành trong hoàn cảnh như vậy. Một trong số đó là Ryogo Kubo, người sau này đã nổi tiếng với những công thức của mình trong cơ học thống kê.

Trong một hội nghị năm 1946 ở Đại học Nagoya, Sakata đã trình bày một phương pháp khắc phục những vô hạn trong năng lượng tự tương tác của electron bằng việc cân bằng lực điện từ với một lực chưa biết. Khi tính toán xong, lực chưa biết đó có thể cho triệt tiêu (cùng thời gian đó, Abram Pais ở Princeton cũng đã đưa ra một lời giải tương tự). Mặc dù phương pháp này có nhiều sai sót nhưng cuối cùng thì nhóm của Tomonaga cũng đã khử được những vô hạn, bằng một phương pháp mà bây giờ được gọi là sự tái chuẩn hoá.

Năm 1947, ngay sau khi Hans Bethe đưa ra tính toán phi tương đối tính để giải thích "dịch chuyển Lamb, Tomonaga và các sinh viên của ông đã sớm tổng quát hoá được bài toán này cho trường hợp tương đối tính. Nghiên cứu của họ đã cực kỳ khớp với kết quả mà Julian S. Schwinger ở Đại học Havard thu được cũng trong thời gian đó. Sự nghiệp của Tomonaga và Schwinger có nhiều điểm chung. Cả hai đều đã từng làm việc về rađa, sự truyền sóng và các magnetron phục vụ chiến tranh, đều sử dụng lý thuyết của Heisenberg để giải quyết cùng một vấn đề. Hai người cùng chia giải Nobel năm 1965 với Richard Feynman vì công lao phát triển điện động lực học lượng tử. Cả hai cái tên: Tomonaga và Schwinger đều có nghĩa là: "máy dao động."

Cũng vào thời gian đó, một nhóm khoa học Anh đã phát hiện sự phân rã của pion thành muon trong những tấm kính ảnh hứng tia vũ trụ. Inoue, Sakata và Yukawa đã đúng. Yukawa đã phát hiện ra một quy luật cơ bản của các lực. Chúng được truyền bởi các hạt có spin nguyên và có khối lượng xác định tầm tác dụng của chúng. Thêm vào đó, tiên đoán về một loại hạt mới là pion của Yukawa đã có được thành công vang dội.

Sau đó không lâu, độc lập với Murray Gell-Mann ở Viện Công nghệ California, Kazuhiko Nishijima và các nhà khoa học Nhật Bản khác đã tìm ra một quy tắc chi phối tính chất của những "hạt lạ". Đó là một loại hạt cơ bản có những biểu hiện "khác thường", chúng được mô tả bởi một đặc trưng lượng tử được gọi là số lạ.
Người Mỹ đã làm một số điều để hàn gắn mối quan hệ với người Nhật sau sự kiện khủng khiếp về bom nguyên tử. Tuy nhiên, có lẽ yếu tố quyết định để các nhà khoa học Nhật và Mỹ có thể gắn bó với nhau chính là vì họ đều đam mê khoa học.


Sự hoà giải
"Sống trong sự tàn phá và bất ổn của chiến tranh nhưng Tomonaga đã duy trì ở Nhật Bản một trường phái nghiên cứu vật lý lý thuyết có lẽ là mạnh vào hàng đầu thế giới khi ấy," nhà vật lý Mỹ lừng danh Freeman Dyson viết. "Trước Schwinger 5 năm, ông đã tự mình xây dựng nên những nền tảng của điện động lực học lượng tử mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào từ những thí nghiệm ở Columbia."





Robert Oppenheimer, Hideki Yukawa, và Shinichiro Tomonaga, ở Viện Nghiên cứu Cấp cao Princeton.


Robert Oppenheimer đã mời Yukawa đến thăm Viện Nghiên cứu Cấp cao của mình. Yukawa đã ở đó một năm và ở Columbia một năm. Ông nhận giải Nobel năm 1949.

Tomonaga cũng đã từng đến Viện và rất thích thú môi trường ở đó. Tuy nhiên, vì nhớ nhà nên sau đó một năm ông đã trở về Nhật, tiếp tục nghiên cứu về lý thuyết các hạt chuyển động trong một chiều. Hiện nay, nó được chứng minh là khá có ích cho các nhà lý thuyết dây.

Đầu những năm 1950, các nhà vật lý trẻ cũng bắt đầu sang Mỹ, trong đó có Nambu. Năm 1953, Yukawa trở thành giám đốc một viện nghiên cứu mới Kyoto, bây giờ được gọi là Viện Vật lý Lý thuyết Yukawa. Cùng năm đó, Tomonaga tổ chức một hội nghị quốc tế về vật lý lý thuyết ở Tokyo và Kyoto, 55 nhà khoa học nước ngoài đã tham dự, Oppenheimer cũng tham dự. Oppenheimer đã muốn đi thăm quan vùng biển trong đất liền nhưng Yukawa không đồng ý vì sợ ông sẽ nhìn thấy cảnh tượng buồn thảm của Hiroshima gần đó.

Cả Yukawa và Tomonaga đều tích cực tham gia vận động chống vũ khí hạt nhân, họ đã từng ký vào nhiều kiến nghị đòi giải trừ hạt nhân. Năm 1959, Leo Esaki, một nghiên cứu sinh ở Đại học Tokyo đã viết một luận án về đặc trưng lượng tử của các chất bán dẫn. Nghiên cứu đó cuối cùng đã dẫn đến sự phát triển của các transitor. Esaki đã đem về cho Nhật Bản giải Nobel vật lý thứ ba, ông được trao cùng Ivar Giaever và Brian D. Josephson năm 1973.






Leo Esaki



Những thập kỷ tồi tệ nhất của Nhật Bản lại là những thập kỷ sáng tạo nhất của các nhà vật lý lý thuyết. Nhiều người giải thích rằng, vùi đầu vào khoa học chính là một cách để thoát khỏi nỗi ám ảnh khủng khiếp của chiến tranh. Có lẽ chiến tranh đã làm tăng sự cô lập và thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân. Chắc chắn đã có một thời gian những giáo điều phong kiến và ràng buộc cổ hủ bị đánh đổ. Và có lẽ là các nhà vật lý lại được tự do theo đuổi những ý tưởng của riêng mình.

Hoặc có lẽ thời kỳ đó ở Nhật Bản là quá bất thường để có thể giải thích.

Newton và những câu chuỵên xung quanh định luật vạn vật hấp dẫn

Chỉ một quả táo rụng, thế là định luật vạn vật hấp dẫn ra đời, và Newton trở thành một nhân vật khổng lồ của nhân loại. Nhưng Newton đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn như thế nào? Từ sau khi ông phát minh ra định luật này, đã có nhiều cách giải thích khác nhau: Phần lớn cho rằng, sở dĩ Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn là do ông là một thiên tài, hơn nữa lại rất nhạy cảm, rất giỏi tìm tòi suy nghĩ vấn đề. Nhưng có người vừa nghi ngờ truyền thuyết cho rằng quả táo rơi xuống đất là gợi ý để Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn, vừa không thừa nhận ông là một thiên tài.





Đặc biệt là có một số người Đức không lấy làm lạ về phát hiện của Newton. Theo Hegel và Engel, Newton phát minh ra định luật này là nhờ vào những công trình nghiên cứu của Kepler và Galile. Về phần Newton, ông đã thừa nhận điều này từ lâu, ông không xem mình là người giỏi giang, ông đã nói trước khi lâm chung rằng: “Nếu những gì mà ta nhìn thấy, những gì mà ta phát hiện lớn hơn của René Descartes và Bacon một chút thì đó là do ta đứng trên vai của người khổng lồ”. Người khổng lồ mà Newton nhắc đến chính là Kapler và Galeli.


Có người nói, cho dù Newton nhìn thấy quả táo rơi xuống đất rồi sinh ra linh cảm về lực hấp dẫn từ trung tâm trái đất và kế thừa thành quả của người đi trước, nhưng việc ông phát minh ra định luật vĩ đại này chủ yếu là nhờ vào sự khắc khổ và cần mẫn của ông. Ông khắc khổ và cần mẫn đến mức nào? Nghe nói, vào thời trẻ, Newton hiếm khi ngủ trước 2, 3 giờ sáng, có lúc làm việc suốt đến 5, 6 giờ sáng, đặc biệt vào mùa xuân hay mùa lá rụng, ông thường không rời khỏi phòng thí nghiệm trong vòng 6 tuần, bất kể ngày đêm, lửa lò không bao giờ tắt. Chính vì thế, nên chưa đến 30 tuổi, mái tóc, bộ râu, lông mi của ông đã bạc hết. Ông luôn nghiên cứu vấn đề một cách chuyên tâm như thế.








Tương truyền, một hôm có người bạn đến chơi, ông chiêu đãi người khách ăn cơm. Khi chiêu đãi, ông nói: “Tôi đi lấy bình rượu”. Nhưng khi lấy bình rượu thì bất ngờ nghĩ ra một vấn đề, cần nghiên cứu ngay, thế là ông chạy sang phòng nghiên cứu. Bạn ông chờ chán chê dưới nhà vẫn không thấy ông xuống, bèn ăn trước rồi ra về. Đến khi

Newton nghiên cứu xong, xuống phòng ăn thì thấy thức ăn đã hết, ông cứ tưởng mình đã ăn hết rồi. Còn có câu chuyện kể rằng, khi đến vấn đề khác, không chú ý, ông bỏ cái đồng hồ của mình vào nồi nấu như luộc trứng gà. Điều này chứng tỏ ông hết sức tập trung khi nghiên cứu khoa học. Nếu không có tinh thần chuyên tâm như thế, thì ông không thể có những phát minh khoa học trọng đại đến như vậy.



Cũng có một số người cho rằng,
Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn, không thể tách rời thái độ cẩn thận, khiêm tốn vốn có của ông trên con đường khoa học. Khi ông đã có thành công lớn như vậy, nhưng đến lúc lâm chung, ông vẫn nói: “Tôi không biết người đời nghị luận thế nào về tôi, nhưng bản thân tôi cảm thấy, dường như tôi giống một đứa trẻ đang đùa chơi trên bãi biển, có lúc vui mừng khi gặp một viên đá nhỏ sáng lấp lánh. Nhưng cả một đại dương chân lý, ta vẫn chưa có phát hiện”. Sự thật đã chứng minh, chỉ có con người khiêm tốn như Newton mới đạt được thành quả khổng lồ trong khoa học.
Tóm lại, người nói trắng, kẻ nói đen, người nói ngắn, kẻ nói dài, ai cũng có cách giải thích riêng của mình. Và câu hỏi tại sao Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn vẫn đang trong vòng tranh luận

Sunday, April 15, 2007

Những phụ nữ đoạt giải thưởng Nobel

VẬT LÝ

Marie Curie
1903, Marie Curie (Ảnh: fu-berlin.de)


Maria Goeppert-Mayer
1963, Maria Goeppert-Mayer (Ảnh: us.edu.p)


HÓA HỌC


1911, Marie Curie
1911, Marie Curie (Ảnh: csufresno.edu)


1935, Irène Joliot-Curie
1935, Irène Joliot-Curie (Ảnh: chemheritage.org)


1964, Dorothy Crowfoot Hodgkin
1964, Dorothy Crowfoot Hodgkin (Ảnh: chemistry.msu.edu)


Y KHOA


1947, Gerty Cori
1947, Gerty Cori (Ảnh: nlm.nih.gov)


1977, Rosalyn Yalow
1977, Rosalyn Yalow (Ảnh: chemistryexplained.com)


1983, Barbara McClintock


1986, Rita Levi-Montalcini
1986, Rita Levi-Montalcini (Ảnh: amazon.com)


1988, Gertrude B. Elion
1988, Gertrude B. Elion (Ảnh: inperson-autographs)


Christiane Nüsslein-Volhard
1995, Christiane Nüsslein-Volhard (Ảnh: dw-world.de)


VĂN CHƯƠNG


1909, Selma Lagerlöf
1909, Selma Lagerlöf (Ảnh: blog.de)


1926, Grazia Deledda
1926, Grazia Deledda (Ảnh: regione.sardegna)


1928, Sigrid Undset
1928, Sigrid Undset
(Ảnh: havelshouseofhistory.com)


1938, Pearl Buck
1938, Pearl Buck (Ảnh: tamu.edu)


1945, Gabriela Mistral
1945, Gabriela Mistral (Ảnh: loc.gov)


1966, Nelly Sachs
1966, Nelly Sachs (Ảnh: havelshouseofhistory.com)


1991, Nadine Gordimer
1991, Nadine Gordimer (Ảnh: diplomatie.gouv.f)


1993, Toni Morrison
1993, Toni Morrison (Ảnh: uns.purdue.edu)


1996, Wislawa Szymborska
1996, Wislawa Szymborska (Ảnh: polskainstitutet.se)


HÒA BÌNH


1905, Bertha von Suttner
1905, Bertha von Suttner (Ảnh: aeiou.at)


1931, Jane Addams
1931, Jane Addams (Ảnh: cas.wcu.edu)


1946, Emily Greene Balch
1946, Emily Greene Balch (Ảnh: britannica.com)


1976, Betty Williams
1976, Betty Williams (Ảnh: provost.syr.edu)


1976, Mairead Corrigan
1976, Mairead Corrigan (Ảnh: scu.edu)


1979, Mother Teresa
1979, Mother Teresa (Ảnh: albasoul.com)


1982, Alva Myrdal
1982, Alva Myrdal (Ảnh: portal.unesco.org)


1991, Aung San Suu Kyi
1991, Aung San Suu Kyi (Ảnh: pencatala.org)


1992, Rigoberta Menchú Tum
1992, Rigoberta Menchú Tum (Ảnh: scu.edu)


1997, Jody Williams
1997, Jody Williams (Ảnh: provost.syr.edu)


2003, Shirin Ebadi
2003, Shirin Ebadi (Ảnh: parstimes.com)